MÁY BIẾN ÁP NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI LE GIẢI PHÁP HIỆU QUẢ CHO NỀN NÔNG NGHIỆP XANH
Trong những năm gần đây, Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc trong nền sản xuất nông nghiệp và phát triển năng lượng. Tuy nhiên, thách thức lớn của ngành nông nghiệp là việc đối phó với biến đổi khí hậu ngày càng xấu hơn, việc này đang trở thành mối đe dọa, đòi hỏi phải có giải pháp kịp thời và lâu dài để phát triển sản xuất, nâng cao sản lượng một cách hiệu quả và bền vững nhất.
Vậy giải pháp cần thực hiện tại thời điểm này là gì?
Đó chính là việc xây dựng một mô hình liên kết giữa điện mặt trời trong nông nghiệp hay nói cách khác là sử dụng máy biến áp năng lượng mặt trời lắp đặt cho các hệ thống, dự án điện. Mô hình đầu tư sản xuất nông nghiệp kết hợp với sản xuất điện mặt trời đã xuất hiện nhiều năm nay ở các nước trên thế giới.Nhiều chủ đầu tư nông nghiệp tại Việt Nam cũng đã và đang lựa chọn áp dụng cho mô hình này cho việc sản xuất của mình.
Một vài nét về năng lượng mặt trời:
Năng lượng mặt trời là nguồn năng lượng lớn nhất mà chúng ta có thể tận dụng được trong đời sống sinh hoạt và sản xuất. Đặc điểm của năng lượng mặt trời là: sạch, phong phú, đáng tin cậy, gần như được coi là vô tận, và có ở khắp nơi trên thế giới.Việc sử dụng năng lượng mặt trời giúp không phát sinh ra khí thải, nước thải độc hại, góp phần chống lại ô nhiễm môi trường và hiệu ứng nhà kính – một trong những vấn đề được chính phủ các nước quan tâm nhất hiện nay.
Năng lượng mặt trời có hai ứng dụng chính là: Nhiệt mặt trời ( giúp chuyển bức xạ mặt trời thành nhiệt năng, sử dụng ở các hệ thống sưởi, hoặc để đun nước tạo hơi quay turbin điện) và điện mặt trời (chuyển bức xạ mặt trời dưới dạng ánh sáng trực tiếp thành điện năng).
Nhìn về góc độ công suất, thì năng lượng mặt trời vẫn thấp hơn so với năng lượng từ thủy điện và năng lượng từ gió, điện gió. Tuy nhiên nhu cầu về sử dụng điện năng lượng mặt trời của người dân các quốc gia trên thế giới tăng rất nhanh trong những năm qua.
Dưới đây là TOP 05 quốc gia sử dụng năng lượng mặt trời nhiều trên thế giới:
Top 05 quốc gia sử dụng năng lượng mặt trời lớn nhất trên thế giới
"Theo SG solar"
1. Nước Đức
Công hòa liên bang Đức trong những năm gần đây đã liên tục gia tăng khai thác nguồn năng lượng tái tạo – Năng lượng mặt trời, với mục tiêu đưa mức tiêu thụ năng lượng tái tạo lên 35% vào năm 2020, 50% năm 2030, 80% năm 2050.
2.Trung Quốc
Việc ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và ngày càng gia tăng ở quốc gia này là một bài toán khó của chính phủ Trung Quốc, chính vì vậy, Trung Quốc tuyên bố giảm nhiên liệu hóa thạch xuống còn 20% vào năm 2030. Thay vào đó, quốc gia này sẽ khai thác và sử dụng nguồn năng lượng tái tạo – Năng lượng mặt trời, đặc biệt trong ngành sản xuất công nghiệp và nông nghiệp.
3.Nhật Bản
Được coi là quốc gia tiên phong về năng lượng mặt trời, Nhật Bản đề ra mục tiêu đạt được lượng năng lượng mặt trời là 28 GW trong năm 2020 và hướng đến năm 2030 với con số 53 GW.
4.Mỹ
Hoa Kỳ đang bắt tay thực hiện đầu tư xây dựng các dự án nhà máy điện năng lượng mặt trời lớn với tổng công suất đạt gần 5 MW.
5. Italya
Là một trong số các nước đang cố gắng từng ngày để nỗ lực đưa nguồn năng lượng tái tạo vào trong cuộc sống của toàn bộ người dân nơi đây. Theo báo cáo,Năm 2013, năng lượng mặt trời chiếm 7% lượng điện năng sản xuất. Dự kiến năm 2030, con số % này sẽ tăng lên gấp đôi.
Nhìn vào bản lược đồ trên, chúng ta có thể thấy rõ được sự phát triển mạnh mẽ của điện năng lượng mặt trời, và hầu hết các quốc gia phát triển trên thế giới đều hướng đến sử dụng và tận dụng nguồn tài nguyên này.
Tại Việt Nam, theo thông tin từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), tính đến hết ngày 30/6/2020, sản lượng điện sản xuất và nhập khẩu toàn hệ thống đạt 119,42 tỷ kWh, tăng 1,74% so với cùng kỳ năm 2019 , trong đó điện mặt trời đạt 4.71 tỷ kWh, tăng gấp 5.35 lần so với cùng kỳ năm 2019. Với 13.784 dự án điện mặt trời mái nhà đã lắp đặt trên toàn quốc, tổng công suất 379,9 MWp tương đương có 36.161 dự án điện mặt trời mái nhà đã đưa vào vận hành với tổng công suất 764,1MWp. Đây là những con số khẳng định sự phát triển mạnh mẽ của điện mặt trời mái nhà tại Việt Nam.
Những căn cứ pháp lý để phát triển áp dụng điện mặt trời:
Ngày 06 tháng 4 năm 2020 Thủ tướng Chính Phủ đã ban hành Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam ( Quyết định số 13).
Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg về cơ chế khuyến khích điện mặt trời ở Việt Nam
Căn cứ các quy định của quyết định 13, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 18/2020/TT-BCT ngày 17 tháng 7 năm 2020 quy định về phát triển dự án và hợp đồng mua bán điện mẫu áp dụng cho các dự án điện mặt trời mái nhà.
TT số 18/2020/TT-BCT ngày 17 tháng 7 năm 2020 quy định về phát triển dự án và hợp đồng mua bán điện
Để đảm bảo việc phát triển điện mặt trời mái nhà theo đúng tinh thần của Nghị chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và quy định tại Quyết định 13, thông tư 18, Bộ Công Thương
Bộ Công thương đã ra văn bản số 7088/BCT-ĐL về việc hướng dẫn thực hiện phát triển điện mặt trời mái nhà ngày 22 tháng 09 năm 2020, trong văn bản đã nêu rõ về hệ thống điện mặt trời mái nhà, hướng dẫn một số trường hợp cụ thể về việc thực hiện và áp dụng mô hình điện mặt trời mái nhà, đặc biệt trong ngành sản xuất nông nghiệp.
Những lợi ích khi áp dụng điện mặt trời mái nhà trong sản xuất nông nghiệp:
- Việc sử dụng hệ thống điện mặt trời trong sản xuất nông nghiệp không chỉ giúp tiết kiệm chi phí tiền điện hàng tháng, mà phần điện còn dư thừa không sử dụng đến có thể bán lại cho EVN. Điều này giúp tiết kiệm chi phí sản xuất và tăng thêm nguồn thu nhập hàng tháng cho người sử dụng.
- Chúng ta có thể áp dụng hệ thống điện mặt trời mái nhà ở nhiều nơi, nhiều vùng, địa phương tùy theo đặc điểm địa hình và hình thức chăn nuôi, trồng trọt và sản xuất nơi đó. Ví dụ như các mô hình trồng nấm, ngô, khoai, các loại rau xanh, nhiều mô hình trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm, cá, tôm…
- Việc lắp đặt hệ thống điện mặt trời, sẽ giúp cho chuồng trại mát mẻ hơn, gia tăng năng suất nuôi trồng, tránh việc oi nóng khiến động thực vật bị ảnh hưởng do khí hậu nắng nóng của nước ta.
- Đảm bảo luôn luôn chủ động được nguồn điện trong đời sống sinh hoạt và sản xuất, đặc biệt là những nơi xa khu dân cư, xa lưới điện , nơi có đường dây điện và trạm điện xa….
- Giảm áp lực đáng kể cho hệ thống ngành điện quốc gia, đồng thời góp phần xây dựng và phát triển nguồn năng lượng bền vững.
Những mô hình sử dụng điện mặt trời trong nông nghiệp ở một số nước :
1. Đức
Mô hình nhà máy điện sử dụng năng lượng mặt trời tại Espenhain, Leipzig, Đức.
2. Ấn Độ
Mô hình trồng rau sử dụng điện mặt trời tại ẤN Độ
3. Việt Nam
Mô hình trồng nấm sử dụng máy biến áp năng lượng mặt trời LE tại Việt Nam.
Việc sử dụng máy biến áp năng lượng mặt trời lắp đặt cho các hệ thống trang trại, cơ sở chăn nuôi, trồng trọt tại Việt Nam đang được đánh giá cao về hiệu quả kinh tế cho người đầu tư, đây được coi là một trong những điểm mạnh của ngành Điện lực Việt Nam trong năm 2020. Với việc sử dụng hiệu quả mô hình này, nhà đầu tư sẽ được tăng thêm nhiều lợi ích do điện mặt trời đem lại .
Bằng năng lực chuyên môn và hơn 11 năm kinh nghiệm trong sản xuất máy biến áp năng lượng mặt trời, Công ty Cổ phần sản xuất thiết bị điện Hà Nội luôn luôn chú trọng vào việc phát triển sản phẩm máy biến áp thương hiệu LE một cách tốt nhất, tập trung, đồng bộ và hiệu quả.
Với phương châm" Chất lượng là sự sống", mọi sản phẩm máy biến áp năng lượng mặt trời LE đều được thí nghiệm nghiêm ngặt theo hệ thống phòng thử nghiệm ISO/IEC 17025 Vilas 1173 trước khi xuất xưởng, tạo độ chính xác tuyệt đối về chất lượng và chiếm được lòng tin của mọi khách hàng.
Máy biến áp năng lượng mặt trời LE chính là sự lựa chọn hàng đầu của bạn.
Liên hệ 05 2323 5555 để được hỗ trợ tư vấn và đặt mua máy biến áp năng lượng mặt trời.
Ban biên tập LE